THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỌC

Câu hỏi: Đồng chí hãy phân tích một yếu tố tạo ra nguồn lực phát triển thành phố Hồ Chí Minh và liên hệ thực tiễn địa phương, cơ quan đơn vị công tác?
A. Chủ đề: Một yếu tố tạo ra nguồn lực phát triển thành phố Hồ Chí Minh.
B. Trọng tâm và giải quyết vấn đề: 
1. Nguồn lực tự nhiên:
a. Vị trí – địa hình: Nằm ở vị trí trung tâm Nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò gắn kết, nối liền Đông - Tây Nam bộ với nhau, tạo ra những động lực quan trọng, tác động, thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên nhiều mặt cả Nam bộ. Thành phố có nhiều thuận lợi trong sự phát triển chung của cả khu vực và cả nước.
- Ở vào vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, Thành phố nằm trong tổng thể sự vận động phát triển của khu vực Đông Nam Á (lục địa và hải đảo) - nối liền Nam Á và Đông Bắc Á. Thành phố có những thuận lợi quan trọng phát triển mạnh ra bên ngoài, gắn kết phát triển của Đông Nam Á và cả châu Á.
- Nằm ở vị trí chiến lược - trên hành lang của trục lộ giao thông hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương, thành phố Hồ Chí Minh có tiềm năng, thế mạnh rất lớn để phát triển phong phú, đa dạng về kinh tế biển.
- Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng địa hình đồng bằng châu thổ phù sa, lưu vực sông Đồng Nai - Bến Nghé – Cửu Long. Một vùng đồng bằng trũng, thấp và tương đối bằng phẳng. Đây là cơ sở địa lý tự nhiên hết sức quan trọng, tạo ra những tiềm năng, thế mạnh cho quy hoạch, phát triển về mặt đô thị.
b. Khí hậu: Thành phố Hồ Chí Minh trong tổng thể Nam bộ mang tính chất và chịu tác động, ảnh hưởng rất mạnh bởi khí hậu nhiệt đới, gió mùa, cận xích đạo.
- Nằm trên bao lơn của biển đông, phía Nam kéo dài, hướng vào vịnh Thái Lan nên khí hậu Thành phố còn chịu ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ bởi đặc điểm, tính chất khí hậu hải dương khá rõ và đậm nét.
- Những yếu tố và đặc điểm khí hậu trên đã mang đến cho Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh trở thành một vùng đất có những thuận lợi cơ bản, đưa đến sự phát triển nhanh và liên tục trong suốt lịch sử hơn 300 năm.
c. Sông ngòi, kênh rạch: Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống sông ngòi - kênh rạch dày đặc, chia thành vô số những nhánh lớn, nhỏ chằng chịt, chảy lan tỏa khắp đồng bằng.
- Hệ thống sông - rạch thành phố Hồ Chí Minh ăn thông, gắn liền với nhau, nối vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch Nam bộ, tạo ra mối liên hệ, gắn bó mật thiết trong sự phát triển, trao đổi hai chiều toàn vùng Đông và Tây Nam bộ.
- Dòng sông chính Sài Gòn có độ sâu khá tốt, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và quy hoạch, phát triển đô thị.
- Với 3 đặc điểm cơ bản trên, hệ thống sông ngòi - kênh rạch thành phố Hồ Chí Minh tạo ra nhiều tiềm năng, thế mạnh cho sự phát triển toàn diện trên nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái, quy hoạch phát triển đô thị…
d. Hệ sinh thái - thổ nhưỡng:
- Hệ sinh thái thổ nhưỡng TP. Hồ Chí Minh có đặc điểm phong phú, đa dạng, vừa mang yếu tố sinh thái thổ nhưỡng cùa vùng đất rừng Đông Nam bộ, lại vừa mang yếu tố sinh thái - thổ nhưỡng của vùng duyên hải Đông Nam bộ, Tây Nam bộ. Đặc điểm cơ bản này tạo ra thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
- Hệ sinh thái - thổ nhưỡng TP. Hồ Chí Minh ảnh hưởng, tác động rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình quy hoạch, phát triển đô thị, xây dựng - thiết kế hạ tầng cơ sở…
2. Yếu tố Kinh tế - Xã hội:
a. Hệ thống hạ tầng cơ sở:
- Hệ thống hạ tầng cơ sở thành phố Hồ Chí Minh phát triển mang tính quy mô, đồng bộ và toàn diện với hệ thống giao thông vận tải, kho tàng, bến bãi, hệ thống nhà hàng, khách sạn, dịch vụ, du lịch, cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông phát triển. Đây là cơ sở, yếu tố quan trọng cho thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh chóng, toàn diện, đa dạng nền kinh tế.
- Hệ thống giao thông vận tải có tính đồng bộ, đa dạng: đường bộ, đường sắt, đường thủy – hàng hải, đường hàng không… phát triển nhanh, hiện đại, liên hoàn, gắn kết, nối liền trong toàn miền, cả nước, khu vực và thế giới.
b. Con người – nguồn nhân lực:
- Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có nguồn nhân lực tập trung, dồi dào, phong phú, đa dạng và chất lượng cao. Lực lượng lao động của Thành phố bao gồm cả lao động phổ thông và lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao, lao động chất xám chiếm tỉ lệ rất lớn trong cả nước. Đây là sức mạnh phát triển , là nguồn vốn quý báu của thành phố Hồ Chí Minh.
- Con người - nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh có sức cạnh tranh rất lớn so với các đô thị, tỉnh - thành trong cả nước. Do đó, con người - nguồn nhân lực Thành phố có tính siêng năng, cần cù, thông minh, năng động sáng tạo.
- Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động chuyên môn tay nghề giỏi… bởi một hệ thống giáo dục – đào tạo với mạng lưới đại học, cao đẳng, dạy nghề quy mô về số lượng, hiện đại về chất lượng và trang bị cơ sở vật chất hiện đại.
*Trong các nguồn lực trên, nguồn lực con người mang tính quyết định đối với sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh:
- Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, có dân số, dân cư trên hàng chục triệu dân; Trong đó, có khoảng trên 10 triệu dân thuộc TP HCM và khoảng trên 3 triệu dân đang nhập cư. Tỷ lệ dân số Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh chiếm 10% dân số cả nước;
- Dân số Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh thuộc dân số vàng do độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 70% (Từ 16 - 17 tuổi đến dưới 60 tuổi);
- Chất lượng dân số lao động Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh cao. Phần lớn được đào tạo chuyên ngành từ các Trường Trung học, Cao đẳng, Đại học ....; Đội ngũ CB-CN kỹ thuật có trình độ chuyên môn, tay nghề cao chiếm tỷ lệ 40% cả nước;
- Nguồn nhân lực Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh giữ vai trò, vị trí quyết định, thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững cho Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, Nam bộ và cả nước;
- Nguồn nhân lực Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh là tài sản vô giá, tài nguyên thiên nhiên duy nhất động lực phát triển của TP ta.
* Những giải pháp phát triển nguồn lực con người:
- Đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo cả các cấp học từ thấp lên cao: Tiểu học, Phổ thông Cơ sở, Phổ thông Trung học, Trung cấp nghề, Cao đẳng, Đại học và sau Đại học; Đào tạo quốc tế, cử nhân lực con người du học nước ngoài thuộc các ngành mũi nhọn;
- Xây dựng chế độ chính sách, cơ chế đãi ngộ cho nguồn nhân lực: Đời sống, lương bổng, nơi ăn, chốn ở, an sinh xã hội…
- Tạo môi trường, điều kiện làm việc ổn định, bền vững.
C. Liên hệ bản thân, đơn vị: Anh/chị tự liên hệ tại đơn vị.