THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỌC

Câu hỏi: Đồng chí hãy phân tích một tính cách văn hóa nổi trội của con người Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh mà mình tâm đắc? Cho biết suy nghĩ của đồng chí về thực trạng đời sống văn hóa của người dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay?
A. Chủ đề: Một tính cách văn hóa nổi trội của con người Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh.

B. Trọng tâm và giải quyết vấn đề:
1. Con người Sài Gòn TP. HCM có một số tính cách văn hóa nổi trội như:
- Yêu nước nồng nàn, kiên cường chống ngoại xâm là tính cách văn hóa, tính cách con người, là truyền thống tốt đẹp của người dân Sài gòn -Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tính linh hoạt, năng động, sáng tạo.
- Tính trọng nghĩa, khinh tài.
- Tính phóng khoáng, hiếu khách.
- Tính cách dung hợp, hài hòa.
- Tính thực tế.

2. Tích cách nổi trội của con người TP.HCM:
Trong 6 tính cách VH cơ bản của con người TP.HCM, nổi trội nhất là tính cách: yêu nước nồng nàn, kiên cường chống ngoại xâm và tính linh hoạt, năng động, sáng tạo
a. Yêu nước nồng nàn, kiên cường chống ngoại xâm là tính cách văn hóa, tính cách con người, là truyền thống tốt đẹp của người dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Yêu nước nồng nàn, kiên cường chống ngoại xâm của người Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh được minh chứng trong suốt chiều dài lịch sử ra đời và phát triển. 
Ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước trở thành cái vốn có, chỗ đứng của họ để xử sự mọi chuyện trên đời từ mọi kẻ thù từ chiếm đoạt thành quả lao động đến xâm chiếm cai trị.
-  Tính yêu nước, kiên cường chống ngoại xâm của người Sài Gòn-TPHCM không phải là một lời động viên chính trị mà là một tính cách VH. Đó là tính cách đặc trưng nhất, là linh hồn của VH, con người SG-TPHCM. Đó là điều ổn định vững chắc, name sâu trong ý thức, trong tình cảm, trong lối sống của con người SG-TP.HCM. Nó được chứng minh trong suốt chiều dài loch sử ra đời và phát triển của TP. Cũng dễ hiểu khi ta xem xét tính cách VH SG là VH VN, văn hóa “đồng bào”. Nếu như moat nghìn năm Bắc thuộc rồi “ta vẫn là ta”, thì khi vào vùng đất mới, những người con vua hùng đã bao dung hòa hợp người Minh Hường, “đồng hóa người Minh Hường”; văn hóa Pháp hay văn hóa Mỹ cũng không thể nào lung lay dược con cháu Vua Hùng. Sài Gòn là nơi mấy trăm năm phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm. Sài Gòn trở thành sào huyệt của chúng khi chúng xâm lược, chúng không từ bỏ moat thủ đoạn nào để khuất phục người SG. Chính trong hoàn cảnh đó người SG nhạy cảm với họa ngoại xâm. T1 thức dân tộc, tinh thần yêu nước trở thành cái vốn có, trở thành chỗ đứng của họ để xử sự mọi chuyện trên đời: “Sự kiệm Mô Xoài”; ủng hộ Tây Sơn chống quân Xiêm ở rạch Gầm Xoài Mút mace dù chưa hiểu nhiều về Tây Sơn; Pháp núp sau quân Anh trở lại SG “Nam Bộ kháng chiến”; tàu chiến Mỹ đến SG thì biểu tình phản đối; nước nhà tạm thời bị chia cắt thì từ phong trào dân chủ đến tiến hành chiến tranh đến cùng để thống nhất đất nước….
Tính cách yêu nước nồng nàn, kiên cường chống ngoại xâm của người dân Thành phố xuất phát và gắn liền với ý thức tình cảm hướng về cội nguồn , tri ân tổ tiên, uống nước nhớ nguồn. Trên địa bàn TP. Tính đồng bào, ý thức dân tộc, hướng về cội nguồn, tinh thần yêu nước là cơ sở cho chủ nghĩa anh hùng chống ngoại xâm. Đó cũng là tính cách VH  nổi bật của SG-TPHCM
- Trong hòa bình, xây dựng, đổi mới và phát triển:
Đảng bộ và nhân dân thành phố năng động sáng tạo chủ động tích cực đi trước và về đích trước trên nhiều lĩnh vực khác nhau:
Kinh tế: Phát triển nền kinh tế hàng hóa và nhiều thành phần, đi đầu trong cả nước về các khu công nghiệp, thị trường chứng khoán, dịch vụ, nông nghiệp. TP.HCM giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam.
Trong 5 năm (1981-1985) trước đổi mới là quãng thời gian thành phố mạnh dạn, năng động và nhạy bén xóa bỏ dần cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa, tập trung … chuyển dần sang cơ chế quản lý mới thích hợp, tìm hướng đi mới cho sản xuất. Từ đó, đã tạo được những biến đổi bước đầu về kinh tế xã hội. Những biến đổi này là cơ bản; đồng thời nó còn có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở, nền tảng cho công cuộc đổi mới của thành phố và cả nước từ năm 1986 trở đi.
Kinh tế thành phố được khôi phục và không ngừng phát triển nhanh, liên tục, nhịp độ ngày càng cao, thể hiện vai trò hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; trung tâm đầu tàu kinh tế cả nước; và vững bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Dù trải qua những bước thăng trầm, có lúc rơi vào tình thế cực kỳ khách quan; nhưng những lúc đó, tinh thần sáng tạo, sự năng động nhạy bén, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của nhân dân thành phố phát huy cao nhất.
Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của cả miền, giữ vai trò, vị trí hạt nhân hậu thuẫn và thúc đẩy, lôi kéo sự phát triển cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo thành vùng kinh tế chiến lược của quốc gia có tốc độ phát triển rất nhanh, đến 11%GDP hàng năm. Nó có sức lan tỏa và mở rộng nhanh chóng, từ tam giác kinh tế trọng điểm, rồi tứ giác, thất giác và ngày nay là bát giác vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang. Thành phố còn là trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, ngân hàng, tài chính, tiền tệ, bưu chính viễn thong… lớn nhất nước, là đầu mối giao thông vận tải của cả miền, cửa ngỏ giao thương và giao lưu quốc tế của cả nước với GDP bình quân hàng năm luôn vượt hơn 50% trong cơ cấu GDP của thành phố, kim ngạch xuất khẩu chiếm bình quân hàng năm trên 40%  cả nước và chiếm 7% của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Văn hóa – Xã hội: Với truyền thống năng động, sáng tạo và với tính cách văn hóa – con người của vùng đất luôn dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, thành phố là nơi đi đầu trong cả nước trên nhiều lĩnh vực văn hóa – giáo dục, khoa học – kỹ thuật, y tế … Thành phố là nơi sản sinh và phát triển nhiều phong trào văn hóa – xã hội lớn, mang lại những kết quả tích cực về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho thành phố như xóa đói, giảm nghèo, xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, phong trào “Ba giảm”…
Quản lý hành chính nhà nước: Thành phố là nơi đi đầu về cải cách hành chánh, hành chánh công, “Một cửa, một dấu”, xóa bỏ HĐND.
Y tế giáo dục: Có đến hàng chục bệnh viện chuyên khoa, đa khoa đầu ngành. Trong đó có 1 số bệnh viện giữ vai trò là xương sống của ngành Y tế Việt Nam. Có hàng trăm cơ sở y tế lớn nhỏ khác nhau, mạng lưới y tế rộng khắp hỗ trợ cho tuyến dưới và các tỉnh thành. Đội ngũ y tế thầy thuốc đông đảo có tay nghề cao, có các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu y tế.
Giáo dục – đào tạo: Có rất nhiều trường đại học đa ngành, đại học quốc gia, đại học chuyên ngành, hàng trăm cơ sở đào tạo kinh doanh, dạy nghề, trung cấp.
b. Tính linh hoạt, năng động, sáng tạo.
- Sài Gòn là nơi giao lưu văn hoá mọi miền, giao lưu và chọn lọc. Sài Gòn tiếp thu lưu giữ những điều hợp lý, vận dụng để thay đổi những điều không còn hợp lý và sự thay đổi đó diễn ra rất nhanh chóng. Nó được khẳng định, bổ sung, nhân lên gấp bội trong điều kiện hàng trăm năm kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường phát triển nhất nước.
- Trong lĩnh vực chống giặc ngoại xâm, người Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh nhạy cảm trong đánh giá kẻ thù và kiên quyết chống lại chúng; sáng tạo nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh phù hợp.
- Ngày nay, trong xây dựng đất nước công nghiệp hóa-hiện đại hóa, người Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh đã sáng tạo nhiều phong trào xã hội đi đầu trong cả nước.
- Trong xây dựng đất nước, công nghiệp hóa hiện đại hóa, người Sài gòn đã sáng tạo nhiều phong trào xã hội đi đầu trong cả nước như xóa đói giảm nghèo, xây nhà tình nghĩa, tình thương, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, phong trào “ 3 giảm”. Người Sài gòn không khi nào chịu chấp nhận những gì mà tự nhiên có, tự nhiên cho, mặc dù tự nhiên ở đây rất hào phóng, người Sài gòn luôn vươn tới, luôn tìm cái mới, nhạy bén trong hoạt động, sáng tạo trong tư duy, biết thay đổi nếp sống, dám nghĩ, dám làm, sớm hình thành tác phong công nghiệp.

3. Phương hướng phát triển:  
a. Những điều kiện mới:
Việc xây dựng văn hóa, con người ở thành phố HCM phải tiếp nối, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa văn hóa dân tộc, tính cách văn hóa, con người thành phố:
Người Sài gòn phải phù hợp với kinh tế tri thức, xã hội thông tin, phù hợp với kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN mở rộng dân chủ , thành phố cần xây dựng nếp sống văn hóa, con người mới để tiến tới đời sống văn minh, hiện đại.
Xây dựng văn hóa, con người thành phố trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, vốn quan hệ rộng mở với khu vực và thế giới nhưng trong thời gian tới sự quan hệ rộng mở đó xét về quy mô nó tăng lên nhiều lần, xét về nội dung thì phong phú đa dạng hơn nhiều.
b. Phương hướng phát triển VH, CN TpHCM (Tài liệu trang 26)
Phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân thành phố. Nâng cao chất lượng phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn dân cư. Đẩy mạnh vận động, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng và có những giải pháp hữu hiệu để tạo ra bước chuyển căn bản trong việc cưới, tang, lễ hội theo hướng văn minh, tiết kiệm chống phô trương, lãng phí, bài trừ mê tín dị đoan. Xây dựng ý thức giữ gìn môi trường và văn minh nơi công cộng
Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, danh dự của người việt nam, công dân thành phố mang tên bác. Duy trì thường xuyên cuộc vận động tu dưỡng đạo đức, lối sống, xây dựng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý và kinh tế.
Hoàn thiện quy hoạch, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa. Đầu tư có trọng điểm và nâng cao hiệu quả hoạt động Văn hóa – nghệ thuật, tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, tích cực đấu tranh và ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai, độc hại.
Thành phố cần đầu tư để nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa nghệ thuật, tổ chức nghiên cứu những đặc trưng văn hóa truyền thống thành phố, giới thiệu các di sản, các sản phẩm văn hóa thành phố với bạn bè trong và ngoài nước.

C. Liên hệ thực tiễn trên địa bàn Thành phố hiện nay
Thực trạng  đời sống VH con người Tp hiện nay: Cùng với sự chuyển đổi về kinh tế, đời sống của người dân được cải thiện nâng lên rất nhiều, phát triển một bước cao cả về đời sống vật chất, đời sống tinh thần: là thành tựu của 40 năm đổi mới của Tp.HCM.
Về mặt văn hoá ở TP.HCM trong thời gian qua cũng có nhiều biến đổi theo chiều hướng tích cực, có môi trường điều kiện để giao lưu tiếp thu để tiếp nhận VH thế giới (từ Bắc Mỹ, Bắc Âu, Châu Âu, Đông Nam Á) để làm giàu thêm VH của thành phố, VH thành phố HCM là VH “mở”.
Những khái niệm mới, những thiết chế mới như: văn hoá mới, con người mới, xã hội mới, người tốt việc tốt, khu phố văn hoá, nhà văn hoá, nhà truyền thống, câu lạc bộ, nhà bảo tàng, công viên, khu vui chơi giải trí, câu lạc bộ ông bà cháu… ra đời đẩy lùi những bar rượu, hộp đêm, vũ trường, sòng bạc, … trước đây.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những hạn chế tồn tại trong thực trạng văn hóa - Con người hiện nay là điều cần phải sửa đổi:
+ Xã hội: quan hệ, cư sử với nhau khi tham gia giao thông, thị hành luật pháp, gây mất mỹ quan đô thị cũng như làm xấu đi hình ảnh tươi đẹp của Thành phố trong mắt người nước ngoài: treo dán quảng cáo trên các trụ đèn, trụ điện lực chạy xe lấn đường, vượt đèn đỏ; tiêu tiểu; …
+ Cơ quan: Quan hệ với đồng nghiệpchưa thật sự thân thiện, hòa đồng, bằng mặt không bằng lòng, còn đố kỵ nhau trong công việc
+ Địa phương: Ở khu phố, không đoàn kết, chiếm dụng khuôn viên giải trì cho trẻ em làm nơi kinh doanh café, nước uống, bỏ rác trước nhà hàng xóm, mở nhac, hát karaoke gây ôn ào ảnh hưởng đến hàng xóm,…
Chính vì vậy, Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị chỉ rõ hướng phát triển văn hoá, con người Thành phố một cách cụ thể: “Phát triển, nâng cao chất lượng và quản lý tốt các hoạt động văn hoá quần chúng; xây dựng nếp sống văn hoá trên địa bàn dân cư, các sinh hoạt vui chơi, giải trí lành mạnh, quan tâm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của người lao động thu nhập thấp; đầu tư phát triển các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật chuyên nghiệp trình độ cao; phát triển đi đôi với chỉ đạo và quản lý chặt chẽ các hoạt động phát thanh, truyền hình, Internet, báo chí, xuất bản…”.
Với trách nhiệm là người cán bộ công chức, thực hiện tốt quy định của pháp luật, tuân thủ nghiêm luật giao thông khi đi đường, giữ gìn cảnh quan đô thị, bảo vệ môi trường xung quanh. Thân thiện, hòa đồng, giúp đỡ người dân tại khu phố, góp ý xây dựng địa phương, tổ dân phố, trở thành khu phố văn hóa, gia đình văn hóa; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân thành phố; tích cực dấu tranh tệ nạn xã hội tại địa phương cư trú.