THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỌC

Câu hỏi: Đồng chí hãy phân tích, đánh giá một đặc điểm nổi bật của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh? Liên hệ thực tiễn với Đảng bộ địa phương, cơ quan, đơn vị công tác?
A. Chủ đề: Một đặc điểm nổi bật của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh.

B. Trọng tâm và giải quyết vấn đề: 
Đảng bộ Tp.HCM đã trải qua 3 thời kỳ, gồm 12 điểm nổi bật:

1. Thời kỳ hình thành, tham gia sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền cách mạng (1930-1945).
a. Đảng bộ thành phố ra đời:
- 2/1930 Đảng CSVN thành lập Ban Lâm thời chấp ủy Nam Kỳ tại thành phố Sài Gòn (Xứ ủy Nam Kỳ) – Ngày nay là Ban chấp hành lâm thời.
- Trung tuần tháng 3/1930 Xứ Ủy Nam Kỳ thành lập Ban lâm thời chấp ủy thành phố Sài Gòn, tỉnh ủy lâm thời tỉnh Chợ Lớn, tỉnh ủy lâm thời tỉnh Gia Định.
- Bí thư xứ ủy Nam Kỳ đầu tiên là đồng chí Châu Văn Liêm (mất năm 1931).
→ Đảng bộ thành phố là một trong những Đảng bộ ra đời sớm nhất trong cả nước (ra đời tháng 3/1930 sau ngày sát nhập 3 ĐCS 1 tháng). Đảng bộ được Đảng CSVN xem là đứa con đầu lòng của Đảng.
- Với vị trí là đứa con đầu lòng của Đảng CSVN, Đảng bộ thành phố đã gánh vác vị trí và vai trò quan trọng:
+ Đảng bộ thành phố đứng ở “vị trí tuyến đầu” (sau thủ đô Hà Nội) trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và được xem là cánh chim đầu đàn trong phong trào giải phóng của dân tộc.
+ Vị trí luôn “đi trước, tiên phong, xung kích” trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. (Vị trí đầu tàu của đất nước trong cách mạng giải phóng dân tộc trước đây và xây dựng, phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay).
+ Gánh vác “việc lớn, trọng trách lớn lao”, những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nguy hiểm nặng nề mà Trung Ương Đảng giao phó.
b. Đảng bộ thành phố là cơ sở, chỗ dựa cho Đảng CSVN lãnh đạo cách mạng:
- Trong nhiều năm, Trung ương Đảng chọn thành phố làm địa bàn hoạt động, lãnh đạo, chỉ đảo cách mạng miền Nam và của cả nước.
→ Trung ương Đảng có niềm tin vào Đảng bộ thành phố.
- Những điều kiện thuận lợi của thành phố :
+ Đảng bộ thành phố lớn, có số Đảng viên đông.
+ Đảng viên anh dũng, trung kiên với sự nghiệp cách mạng, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đảng.
+ Đảng bộ thành phố “trung thành tuyệt đối” về mặt chính trị với Trung ương Đảng.
+ Nhân dân thành phố yêu nước, có tinh thần đấu tranh cách mạng → phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân phát triển mạnh.
+ Lòng dân luôn hướng về Đảng, thành phố tập trung đông đảo dân là lưu dân từ khắp cả nước nên Trung ương Đảng lấy được lòng dân của thành phố là có được lòng dân của cả nước.
+ Thành phố có vị trí và vai trò quan trọng : làmột trung tâm lớn về mọi mặt kinh tế, giao thông (đường sắt, thủy, bộ), thông tin liên lạc ->  giúp Đảng nhanh chóng nắm bắt được âm mưu, kế hoạch của kẻ thù để nhanh chóng đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời.
+ Trung Ương Đảng đã tổ chức 5 hội nghị Trung ương ở Sài Gòn. Quan trọng nhất là hội nghị Trung ương 6 (từ 6 – 8/11/1939) tại Bà Điểm, Hóc Môn tỉnh Gia Định. Chủ trì hội nghị là đồng chí tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ. Hội nghị quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng sang thời kỳ chuẩn bị tổng khởi nghĩa.
+ Có 5 đồng chí tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng đầu tiên đã sống và làm việc tại thành phố : Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ và Trường Chinh.
→ Là nơi trưởng thành và rèn luyện của nhiều nhà lãnh đạo Đảng, nhà nước.
c. Sài Gòn trong 15 năm đấu tranh giành chính quyền, là hạt nhân chính trị, trung tâm cách mạng của cách mạng Việt Nam:
- Tác động chi phối phong trào cách mạng cả nước.
- Dẫn đường, lan tỏa phong trào cách mạng ra cả nước.
→ Vai trò là ngòi nổ, đi trước trong sự nghiệp cách ạmng của cả nước.
+ Số lượng phong trào cách mạng nhiều hơn các nơi khác, diễn ra trên quy mô lớn và rộng; chiếm tỉ lệ 70% phong trào cách mạng của cả nước (1936 – 1937 cả nước có 400 cuộc nổi dậy đấu tranh, sài Gòn có 270 cuộc đấu tranh).
+ Quy mô của phong trào  đấu tranh cách mạng lớn và rộng khắp, diễn ra ở cả thành thị lẫn nông thôn ->  có mối liên minh công – nông, có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Lực lượng tham gia các phong trào đông đảo (hàng vạn người), kết hợp mọi tầng lớp nhân dân.
+ Mức độ, tính chất của phong trào cách mạng : các phong trào diễn ra gay gắt, sôi nổi, quyết liệt, một mất một còn với kẻ thù; khẩu hiệu đấu tranh cách mạng đạt đến đỉnh cao chính trị.
d. Đảng bộ thành phố góp phần cùng Xứ ủy Nam Kỳ lãnh đạo cuộc nổi dậy giành chính quyền ở Sài Gòn 25/08/1945
- Cuộc nổi dậy có tính chất tiêu biểu của toàn dân.
+ Lực lượng quần chúng tham gia đông đảo lên đến hàng chục vạn.
+ Lực lượng cách mạng to lớn, sức mạnh của lực lượng chínht rị khổng lồ.
+ Vai trò, quy tín, khả năng lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ thành phố.
- Quyết định thắng lợi cuối cùng 3 trung tâm chính trị ở Việt Nam: Hà Nội (19/8), Huế (23/8), Sài Gòn (25/8).
→ Góp phần quyết định thắng lợi hoàn toàn Cách mạng Tháng 8 trên cả Nam Bộ.

2. Thời kỳ tham gia sự nghiệp chiến tranh cách mạng chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ (1945-1975). 
a. Đi trước, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Việt nam lần 2
- 23/9/1945 : Sài Gòn – Nam Bộ đứng lên kháng chiến.
→ Tinh thần chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo của đảng bộ thành phố → mong muốn thống nhất đất nước → Ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946
- 2/1946 : Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc”.
b. Trong kháng chiến chống Pháp, Xứ ủy Nam Kỳ, Đảng bộ Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định hoàn thành vai trò chiến trường phối hợp với chiến trường chính, đánh bại thực dân Pháp.
- Vai trò đấu tranh chính trị: cao trào đánh Pháp, đuổi Mỹ.
+ 9/1/1950: 30 vạn người biểu tình chống Pháp → Ngày truyền thống đấu tranh cách mạng của sinh viên – học sinh Việt Nam
+ 9/3/1950: 3 vạn người biểu tình do luật sư Nguyễn Hữu Thọ dẫn đầu ở Tân Cảng phản đối tàu chiến Mỹ ở Sài Gòn → Ngày toàn quốc đánh Mỹ, đuổi Mỹ.
- Vai trò đấu tranh vũ trang: chia lửa với chiến trường chính ở miền Bắc với trung tâm chiến trường ở Điện Biên Phủ.
c. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định lãnh đạo nhân dân đấu tranh tại chiến trường chiến lược, địa bàn trọng điểm, quyết định thành bại của chiến tranh cách mạng Việt Nam.
- Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân chiến đấu, chiến thắng kẻ thù tại trung tâm đầu não, sào huyệt của chúng, đóng góp to lớn cho sự phát triển của chiến tranh cách mạng ở Việt Nam.
- Tinh thần chiến đấu kiên cường anh dũng, bất khuất của cán bộ đảng viên, chiến sĩ, nhân dân thành phố.
- Sự hy sinh anh dũng, mất mát to lớn của số lượng lớn cán bộ, chiến sĩ (1968 Mậu Thân có 90.000 chiến sĩ hy sinh/ 116.500 chiến sĩ hy sinh toàn miền Nam; từ 29 – 30/4/1975 có 6000 chiến sĩ hy sinh.)
d. Về đích sau cùng, quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bằng chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng vào ngày 30/4/1975
- Sức mạnh của lực lượng chính trị khổng lồ với 80.000 quần chúng và 16.000 đảng viên của Đảng bộ thành phố → 400.000 Ngụy quân Sài Gòn bỏ mặt trận → phương pháp binh vận, địch vận.
- Lực lượng vũ trang tăng lên gần 10 vạn.
- Phối hợp với lực lượng bộ đội chủ lực giải phóng thành phố.
- Địa bàn quyết định kết thúc chiến tranh, quyết định thắng lợi cả miền Nam.
- Hoàn thành cuộc kháng chiến gian khổ kéo dài 30 năm.

3.Thời kỳ tham gia sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, đổi mới xã hội chủ nghĩa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ 1975 đến nay.
a. Lãnh đạo thành phố luôn giữ vững ổn định chính trị.
- Ổn định trật tự xã hội, giữ vững an ninh chính trị sau chiến tranh.
+ Nhiệm vụ 1: trấn áp, tiêu diệt các băng nhóm tội phạm, tàng dư của chế độ trước.
+ Nhiệm vụ 2: triệt tiêu các thế lực thù địch, phản động.
- Đảm bảo ổn định tình hình chính trị thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay.
+ Nhiệm vụ 1: Xây dựng củng cố lòng tin trong nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng bộ.
+ Nhiệm vụ 2: Thực hiện tốt an ninh xã hội mang lại cơm no áo ấm cho nhân dân.
b. Lãnh đạo phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước.
- TP. HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước.
- Là hạt nhân của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Thời kỳ ổn định, cải tiến quản lý, tìm đường phát triển kinh tế 1975 – 1985.
- Thời kỳ năng động sáng tạo, đi trước mở đầu sự nghiệp đổi mới, mở cửa hội nhập khu vực và thế giới từ 1985 đến nay.
c. Lãnh đạo thành phố không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân.
- Phát triển kinh tế gắn với công bằng, tiến bộ xã hội.
- Xây dựng, phát triển các phong trào văn hóa – xã hội (xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, 3 giảm, toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa mới, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng nông thôn mới,…).
d. Lãnh đạo xây dựng, củng cố hệ thống chính trị thành phố ngày càng vững mạnh, hoàn thiện hơn:
- Chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền và cải cách hành chính nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng; quản lý của chính quyền.
- Mở rộng, phát huy dân chủ trong nhân dân; sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc (nâng cao vai trò của MTTQ, HĐND thành phố, các tổ chức quần chúng, …).
* Vị trí và vai trò của Đảng bộ thành phố đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay
- Lấy thực tiễn của thành phố làm tiêu chuẩn, thước đo để đánh giá năng lực hiệu quả lãnh đạo của đảng bộ thành phố ( sự lãnh đạo kiên định, vững vàng của Đảng và sự nỗ lực to lớn của nhân dân.
- Trong qúa trình xây dựng phát triển TP.HCM, Đảng bộ thành phố luôn duy trì và giữ vững những thành quả Cách mạng. Các thế hệ lãnh đạo thành phố hôm nay luôn trung thành với lý tưởng Cách mạng, với đường lối của Đảng. Với sự chỉ đạo sát với thực tiễn và nổ lực của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thành phố, đã giúp thành phố vượt qua những khó khăn trong thời kỳ kinh tế suy thoái (2008-2009), giữ vững tôc độ phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân
- Trong sự nghiệp đổi mới của Đảng ta, Đảng bộ và nhân dân TP.HCM đã có những đóng góp quan trọng, tạo cơ sở tiền đề cho Đảng ta thực hiện công cuộc đổi mới thành công trên 2 mặt:
+ Đóng góp về thực tiễn của TP.HCM phong phú đa dạng sinh động và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất nước trong thời kỳ quá độ xây dựng XHCN.

+ Đảng bộ và nhân dân TP.HCM đã đóng góp mô hình, con đường bước đi để xây dựng Đảng ta và đất nước ta tiến lên XHCN.

C. Liên hệ bản thân, đơn vị: Anh/chị tự liên hệ tại đơn vị.